CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HƠI HÓA CHẤT PHÁT RA TRONG TỦ HÚT.



 Tủ hút là nơi thực hiện các thao tác và thí nghiệm phát sinh hơi hóa chất nhiều nhất trong phòng thí nghiệm. Các hơi này được xử lý như thế nào để đảm bảo vấn đề mối trường là một vấn đề được khá nhiều người sử dụng quan tâm.

Sau đây là một số cách giải quyết vấn đề đó:

1.     Phương pháp tự nhiên: Nếu hơi hóa chất phát ra chỉ là hơi dung môi nhẹ và ít gây hại thì có thể thải trực tiếp ra môi trường và nhờ vào sự pha loãng của hơi hóa chất và không khí bên ngoài để xử lý hơi đó. Đây là cách xử lý hơi hóa chất tự nhiên.

2.     Sử dụng Than hoạt tính: Than hoạt tính được sản xuất bằng các kỹ thuật đặc biệt, vì vậy các loại than có độ xốp cao thì diện tích bề mặt rất lớn (từ 300 - 2.000 m2/gram). Khi một số hóa chất đi qua bề mặt carbon, chúng sẽ bám vào bề mặt và bị giữ lại bằng lực hút hóa học (quá trình hấp phụ). Các bộ lọc than hoạt tính có hiệu quả nhất trong việc loại bỏ clo, trầm tích, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), mùi. Bộ lọc than hoạt tính trở nên bão hòa tùy thuộc vào mức độ sử dụng của nó và lượng hơi hóa chất mà nó tiếp xúc. Khi tất cả các vị trí liên kết được lấp đầy, bộ lọc than hoạt tính sẽ ngừng hoạt động. Tại thời điểm đó, bạn phải thay thế bộ lọc.

Vì vậy, Phượng Hải đã tích hợp bộ cảm biến VOC cho Tủ Hút Khí Độc để đếm thời gian sử dụng phin lọc nhằm tiết kiệm chi phí (không cần thay định kỳ) và xác định chính xác thời gian thay phin lọc.

3.     Sử dụng Bộ xử lý ướt: Bộ xử lý này sẽ xử lý hiệu quả các chất độc hòa tan trong nước và hoặc các chất ăn mòn như axit hydrochloric (HCl) hoặc amoniac (NH3), axit sunfuric (H2SO4).

Nếu có bất kì góp ý hay cần tư vấn về Tủ Hút Khí Độc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0911 244 664 hoặc email: sales02@phuonghai.com

Nhận xét