PHIN LỌC HEPA CỦA TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 SỬ DỤNG BAO LÂU CẦN THAY MỚI?



THỜI GIAN THAY THẾ PHIN LỌC CỦA 
TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2



Tủ an toàn sinh học (ở đây đề cập đến tủ ATSH cấp 2 dòng A2) là một tủ thao tác kính được sử dụng chủ yếu trong các thí nghiệm vi sinh, y tế xét nghiệm, y học lâm sàng,… 


Đối với một tủ an toàn sinh học thì phin lọc Hepa/Ultra là một bộ phận không thể thiếu và luôn được người sử dụng đặc biệt quan tâm, nhất là thời gian bao lâu phải thay phin lọc một lần?



Phin lọc Hepa/Ultra là bộ phận rất quan trọng và được xem như là quả thận của tủ an toàn sinh học. Trên bề mặt phin lọc có các lỗ lọc kích thước 0.3 micron. Nó cho phép các hạt có nhỏ hơn 0.3 micron đi qua và các hạt lớn hơn 0.3 micron bị giữ lại trên bề mặt tấm lọc. Câu hỏi đặt ra ở đây là quả thận này có khi nào không còn lọc được nữa hay không? Câu trả lời chắc chắn là “ CÓ”. Vậy làm sao chúng ta biết khi nào cần thay quả thận mới cho tủ an toàn sinh học?



Để trả lười câu hỏi này Công ty CP KHKT Phượng Hải đã trang bị cho tủ an toàn sinh học của mình một ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT. Đồng hồ này có tác dụng giúp người dùng theo dõi tình trạng phin lọc. Nếu phin lọc hoạt động bình thường thì áp suất nằm trong khoảng từ 100 – 200 kPa. Nếu áp suất tăng lên hơn 200kPa là phin lọc của chúng ta đang bị bám bẩn khá nhiều và khi đạt 300kPa thì khi đó đã đến lúc thay phin lọc mới. Do khi đó các lỗ lọc của phin lọc đã bị bịt kín làm cho áp suất trong tủ tăng cao.


Trên đây là những chia sẽ ngắn về phin lọc của tủ an toàn sinh học. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0911 244 664 hoặc email: sales02@phuonghai.com.





Nhận xét